Cơ chế mindsponge
Cơ chế mindsponge

Cơ chế mindsponge

Cơ chế mindsponge (tiếng Anh: mindsponge mechanism) là học thuyết dùng để giải thích quá trình nạp xả thông tin của tư duy con người hay tập thể, qua đó giúp lý giải tâm lý và hành vi của con người hay tập thể. Thuật ngữ mindsponge đến từ phép ẩn dụ rằng tâm trí và tư duy con người (tiếng Anh là mind) tương tự như một miếng bọt biển (tiếng Anh là sponge) có khả năng hấp thụ các giá trị tương thích mới và loại bỏ các giá trị không tương thích với các giá trị cốt lõi của nó.Cơ chế mindsponge được đề xuất bởi nhà nghiên cứu Vương Quân Hoàng và triển khai xuất bản cùng với giáo sư Nancy K. Napier của Đại học bang Boise (Boise State University). Bài nghiên cứu được đăng trên ấn phẩm hàn lâm International Journal of Intercultural Relations vào năm 2015[1]. Trong bài nghiên cứu gốc, hai nhà nghiên cứu đã xử dụng cơ chế mindsponge để mô tả cách thức và lý do tại sao một cá nhân học hỏi các giá trị văn hóa mới thông qua việc học tập và làm việc trong “môi trường xa lạ” (tiếng Anh là foreign settings) và bỏ đi các giá trị văn hóa không còn phù hợp. Bất kỳ bối cảnh nào mà cá nhân đó không quen thuộc trong quá khứ đều có thể xem như "môi trường xa lạ”. Ví dụ, khi một người Việt Nam làm việc hoặc học tập ở nước ngoài với tư cách là người nước ngoài hoặc du học sinh; khi một người làm việc và học tập với những người bạn nước ngoài ở quê nhà; khi một người ở trong nước nhưng lướt Internet để xem thông tin liên quan đến nước ngoài (ví dụ: người Việt Nam xem Anime của Nhật Bản hoặc Netflix của Mỹ).Ứng dụng của cơ chế mindsponge không chỉ giới hạn ở khía cạnh văn hóa, mà còn có thể áp dụng để lý giải các hành vi tâm lý phức tạp của con người và hiện tượng xã hội, ví dụ như cơ chế phát sinh ý nghĩ tự tử (tiếng Anh là suicidal ideation mechanism)[2], lý thuyết về khả năng sáng tạo serendipity (a new theory of serendipity)[3], hiện tượng cộng tính văn hóa[4], khung phân tích Bayesian-mindsponge (tiếng Anh là Bayesian Mindsponge Framework analytics)[5], lý thuyết về khả năng đàn hồi của tổ chức (tiếng Anh là organizational theory of resilience)[6], hiện tượng di dân do ô nhiễm không khí (tiếng Anh là air pollution-induced migration)[7], sự chấp nhận trí tuệ nhân tạo có cảm xúc (tiếng Anh là technological acceptance of emotional AI)[8].